Chủ nhật, 06/10/2024

Phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trở thành điểm đến hấp dẫn và ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ hai, 27/11/2023

PGS.TS NGUYỄN THỊ SONG HÀ
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Đã từ lâu du lịch được coi là một ngành kinh tế - xã hội có tính phổ quát toàn cầu, nó được mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói”, “là con gà đẻ trứng vàng”, hay ngành “xuất khẩu tại chỗ” đem lại của cải, vật chất và nhiều lợi ích cho quốc gia. Với mục tiêu đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển xanh, bền vững, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm, chỉ đạo và tạo nhiều cơ chế để du lịch phát triển và trên thực tế ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngài Tuệ Tĩnh nhân duyên từ cửa Phật đến danh hiệu Đại Y Thiền Sư tổ thánh Y học cổ truyền Việt Nam

Thứ ba, 12/09/2023

MẠC KHẢI TUÂN

Cho đến nay, tài liệu về Thiền sư Danh y Tuệ Tĩnh còn lại hết sức ít ỏi. Nếu còn, có chăng đang nằm trong các tàng thư của Trung Quốc (!) hoặc ở những trang Hán Nôm do các nhân sĩ cùng thời ghi lại có may mắn sót lại đâu đó chưa có duyên tìm lại sau lần nhà Minh tràn sang. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta không còn căn cứ khả tín nào để phác họa và định hình, định tính chân dung con người và sự nghiệp một nhân vật lịch sử đặc biệt độc đáo như ngài Tuệ Tĩnh!

Phú Cổ kinh danh thắng một áng văn đặc sắc về cố đô Hoa Lư                        

Thứ năm, 27/04/2023

THANH THẢN

Trải qua hơn nghìn năm lịch sử, kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) đã có rất nhiều thơ phú ngợi ca, nhưng nổi lên hơn cả, hào sảng hơn cả là bài "Phú Cổ kinh danh thắng" của Vũ Duy Thanh.

Chùa Quảng Công và phái Tào Động ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Thứ hai, 06/03/2023

TS. ĐINH VĂN VIỄN

Chùa Quảng Công hiện ở thôn Quảng Công xã Yên Thái, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Trong sách Lịch sử Phật giáo Ninh Bình (Nxb Tôn giáo, xuất bản năm 2017) không hề nhắc đến ngôi chùa này.

Phức cảm "Cua" trong nhân cách văn hóa xã hội

Thứ năm, 23/02/2023

NGUYỄN VĂN SƠN

Nghiên cứu tâm lí học tộc người và tâm lí tộc người ở Việt Nam nói chung và trong học giới nói riêng còn rất hạn chế.

Tục đầu năm của người Việt

Thứ năm, 23/02/2023

PHẠM THỊ NHU

Có nhiều phong tục, lễ nghi được người dân gìn giữ từ đời này qua đời khác với hy vọng đem lại sự may mắn, tài lộc cho gia đình vào dịp tết Nguyên đán. Trong đó, tục "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" của người Việt mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Ninh Bình đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Thứ tư, 22/02/2023

NGUYỄN NGỌC QUỲNH

Trong mỗi giai đoạn phát triển, tỉnh Ninh Bình luôn có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện thực tế, trong đó du lịch luôn được xác định là lĩnh vực ưu tiên, cần khơi thông để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nghiên cứu, bảo tồn di tích khảo cổ, khuyến khích du lịch có trách nhiệm,tạo xu hướng phát triển bền vững

Thứ sáu, 01/04/2022

Đồng chí NGUYỄN CAO TẤN
Phó Giám đốc Sở Du lịch


Vùng đất Ninh Bình vốn ken dầy những dấu tích lịch sử nhân loại, lịch sử quốc gia dân tộc Việt, đặc biệt hơn khi ở thế kỷ 10 nơi đây đóng vai trò là kinh đô của Nhà nước Đại Cồ Việt, có một nền văn hóa kinh kỳ-đô hội còn tiếp nối vang vọng đến ngày nay.

Năm Dần nói chuyện hổ

Thứ hai, 21/02/2022

LÊ HỮU CHƯ

Hổ là loài thú ăn thịt, cùng với báo, sư tử thuộc họ mèo. Hổ có nhiều tên gọi khác nhau: hùm, beo, cọp, khái… là một trong nhóm “tứ linh” nên được phụng thờ và thường được gọi bằng ông “ông hổ, ông ba mươi”… Trong rừng thoảng hơi hổ, vẳng tiếng hổ là mọi vật đều hoảng hồn. Thế mới nói: “Hổ là chúa sơn lâm”. Hổ sống độc thân ở những khu rừng già vùng nhiệt đới trên khắp toàn cầu.

Không gian văn hóa làng Đàm Xá

Thứ hai, 20/12/2021

Th.S NGUYỄN CAO TẤN

Đàm Xá – quê hương của Thiền sư Nguyễn Minh Không - một trong những không gian văn hóa - lịch sử - tâm linh đặc thù của đất Ninh Bình. Đây là điểm hội tụ đặc biệt của tự nhiên cũng như những nhân vật lịch sử, mà vận mệnh của họ gắn liền với biến cố, khúc ngoặt của thời cuộc. Vì vậy, bài viết tập trung làm rõ diện mạo, cảnh quan tự nhiên của Ninh Bình nói chung và Điềm Xá nói riêng, những đặc điểm về không gian đó thường gắn liền với các địa danh, di tích và sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam. Từ những dữ kiện về tự nhiên, lịch sử, con người… đó, mà rút ra những đặc trưng/đặc điểm của không gian văn hóa Đàm Xá, quê hương của thiền sư/quốc sư triều Lý.

Anh hùng Lương Văn Tụy và sự kiện cắm cờ trên núi Non Nước

Thứ tư, 15/12/2021

NGUYỄN XUÂN KHANG 

Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga (07/11/1917 - 07/11/1929), Đảng bộ Đông Dương Cộng sản tỉnh Ninh Bình quyết định cắm cờ trên núi Non Nước để tuyên truyền ảnh hưởng của Đảng cũng như ủng hộ Cách mạng tháng Mười. Đồng chí Nguyễn Văn Hoan và Lương Văn Tụy được giao nhiêm vụ quan trọng này.

Những điều còn ít được biết về thời niên thiếu của Đinh Bộ Lĩnh

Thứ hai, 01/11/2021

PHẠM ĐỨC HOÀN

Đinh Tiên Hoàng đế, tên húy Đinh Bộ Lĩnh là một vị anh hùng dân tộc, danh nhân của nước Đại Cồ Việt - Việt Nam ta, một người con của vùng đất quê hương Ninh Bình. Ông đã có công lao to lớn: Dẹp loạn cát cứ của các sứ quân, thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế, lập nên nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc ta sau gần một ngàn năm Bắc thuộc. 

Nổi chìm văn nghệ làng quê

Thứ ba, 07/09/2021

NGUYỄN QUANG HẢI 

Văn nghệ làng quê Việt Nam đã được sản sinh ra từ thuở mới hình thành làng quê Việt Nam. Nhận định như vậy chẳng e dè rằng chủ quan, võ đoán. Bởi đó là kết quả sưu tầm, nghiên cứu của các thế hệ ông cha ta.

Phát hiện hàng cọc gỗ thế kỷ X tại khu vực Cố đô Hoa Lư

Thứ hai, 09/08/2021

VŨ THỊ THU 

Tháng 3 năm 2021, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Khảo cổ học và các cơ quan liên quan, tiến hành khai quật nghiên cứu khảo cổ tại 4 địa điểm trên địa bàn 3 huyện Nho Quan, Gia Viễn và Hoa Lư nhằm thực hiện đề án "Nghiên cứu lịch sử vùng đất từ ngã ba sông Bôi đến Kinh đô Hoa Lư từ đầu Công nguyên đến thời kỳ Nhà nước Đại Cồ Việt”.

Tòa nhà đá độc đáo ở Ninh Bình

Thứ hai, 02/08/2021

LÃ ĐĂNG BẬT 

Tòa nhà đá này tọa lạc ở thôn Tuân Cáo, xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư, gần bến thuyền Tam Cốc, thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, thuộc vùng đệm quần thể Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Tràng An – Tam Cốc – Bích Động.

Tác phẩm nghệ thuật "Tứ linh" độc đáo lưu giữ tại Bảo tàng Ninh Bình

Thứ hai, 02/08/2021

PHẠM THỊ NHU 

Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, sưu tầm bảo quản và trưng bày phát huy giá trị lịch sử của hiện vật. Hiện vật là ngôn ngữ của bảo tàng, là cơ sở cho mọi hoạt động của bảo tàng, không có hiện vật thì không có bảo tàng, không có trưng bày bảo tàng và các hoạt động khác của bảo tàng. Vậy hiện vật vừa là trung tâm, vừa là điểm xuất phát của bảo tàng.

Nguyễn Tử Mẫn và bài thơ họa chữ Hán khắc đá duy nhất của Danh nho

Thứ hai, 12/07/2021

TRẦN LÂM BÌNH 

Nguyễn Tử Mẫn quê ở thôn Đống Cao, xã Giá Hộ, tổng Kỳ Vĩ (nay là làng Thư Điền, xã Ninh Nhất, TP. Ninh Bình, Ninh Bình), đỗ cử nhân ân khoa kỳ thi Hương năm Tân Sửu (1841) tại trường thi Nam Định, đời vua Thiệu Trị, triều Nguyễn.

Ngũ Lĩnh sơn, tam Thủy đế, đất linh người tài

Thứ năm, 01/07/2021

MAI ĐỨC HẠNH

Ninh Bình là cửa ngõ phía Nam của đồng bằng Bắc bộ, diện tích không thật lớn, dân số không thật đông nhưng bởi có “Ngũ Lĩnh sơn, Tam thủy đế” - đất linh, sinh người tài giỏi, làm nên vẻ đẹp lạ thường, muôn người muốn chiêm ngưỡng, thế giới tôn vinh kì quan giáng trần.

Nguyễn Bỉnh Khiêm quê gốc ở Ninh Bình?

Thứ năm, 01/07/2021

NGỌC TÔ 

Con người ai cũng có quê, còn lấy mấy đời làm gốc đó là chuyện khác. Ngay Nữ tướng Lê Chân, người khai sinh ra làng An Biên (Vẻn) của Hải Phòng, quê ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; hay Thái úy Tô Hiến Thành sinh ra ở Ninh Bình, lớn lên ở Thanh Hóa, nhưng vẫn lấy quê ở xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội… Và còn khá nhiều những nhân vật nổi tiếng khác cũng chưa xác định được quê gốc. Để tìm được gốc gác của làng xã hay quê gốc của một nhân vật lịch sử nào đó cũng không phải là chuyện dễ dàng?

Nguyễn Tử Mẫn - Danh nhân miền Cố đô

Thứ sáu, 25/06/2021

NGUYỄN TỬ CHƯƠNG 

Nguyễn Tử Mẫn người làng Thư Điền - Ninh Nhất - Hoa Lư - Ninh Bình, là chắt nội của Tham nghị Nguyễn Tử Dự - Một nhân vật trong "Tràng An thất hào". Ông được sinh ra theo lẽ tự nhiên như tất cả mọi người nhưng vì là một bậc chí nhân nên hậu thế mới đặt ra những chuyện huyền bí, nói rằng: Xưa kia làng Thư Điền có xứ gọi là vườn Vầu là nơi hoang vu thanh vắng, lau sậy um tùm.

Văn bia Kim Sơn đề cao đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với những người khai dân lập ấp

Thứ hai, 07/06/2021

ĐẶNG CÔNG NGA 

Nói đến Kim Sơn là người ta nghĩ ngay tới vùng đất tân bồi mới được thành lập đầu thế kỷ XIX, và người có công đầu là Nguyễn Công Trứ. Bài viết này chúng tôi giới thiệu một vấn đề văn bia ở Kim Sơn ghi nhận công lao không chỉ Dinh điền sứ Nguyễn Tiên công mà cả một đội ngũ đông đảo các chiêu mộ, nguyên mộ cùng đông đảo nông dân tập hợp dưới cờ Dinh điền sứ mở đầu cuộc khẩn hoang, khai dân lập ấp để rồi những ấp lý trại ban đầu đó đã trở thành các làng xã trù mật ngày nay.

 

Tiếng loa quê thuở nào

Thứ tư, 02/06/2021

NGUYỄN QUANG HẢI

Tiếng loa từ mỗi làng quê đất Việt tự lâu đời đã có. Thuở xa xưa, tiếng loa của sứ giả triều đình đi loan truyền tới bàn dân thiên hạ về quốc gia đại sự cần kíp, thời sự nóng hổi, nước sôi lửa bỏng chẳng hạn như đất nước đang cơn họa ngoại xâm. Khi ấy, tiếng loa truyền vang vọng lời kêu gọi nhân tài ra giúp nước, hiệu triệu đồng bào mau vùng lên tụ nghĩa để đánh giặc. Rồi tiếng loa báo tin thắng trận, giặc tan, non sông xã tắc thái bình.

Diện mạo Kinh đô Hoa Lư qua việc tìm hiểu các hiện vật khảo cổ

Thứ ba, 27/04/2021

NGUYỄN XUÂN KHANG 

Nghiên cứu về các Kinh đô cổ (Cố đô) của Việt Nam, Kinh đô Hoa Lư có những đặc trưng đặc biệt. Đây vừa là Kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở nước ta, vừa là Kinh đô mang tính chất một “quân thành” độc đáo, bề thế và mang tính chiến lược.

Tản mạn về di sản văn hóa trong Quần thể danh thắng Tràng An

Thứ hai, 26/04/2021

NGUYỄN CAO TẤN 

Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An (sau đây gọi tắt là Di sản Tràng An), có diện tích khoảng 12.000 ha, ở về phía tây nam tam giác châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 90 km theo đường chim bay.

Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ bảo vật Quốc gia đầu tiên của Ninh Bình

Thứ tư, 07/04/2021

VŨ THỊ THU 

PGĐ Bảo tàng tỉnh Ninh Bình 

Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ (gọi theo chữ Hán là Thạch trụ Nhất Trụ tự (石柱壹柱寺) nằm ở phía bên trái trong khuôn viên chùa Nhất Trụ, thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt - Khu di tích Lịch sử và Kiến trúc Nghệ thuật Cố đô Hoa Lư). Chùa Nhất Trụ được xây dựng dưới thời vua Lê Đại Hành.

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao về trâu

Thứ ba, 23/02/2021

VŨ VĂN LÂU 

Ngoài những thành ngữ, tục ngữ (TNTN) về con trâu nêu cách chọn giống tốt, cấu tạo, sức vóc, nết ăn, nết làm, tập tính và giá trị “là đầu cơ nghiệp", còn rất nhiều TNTN khác nói đến con trâu nhưng là để bàn chuyện đời, chuyện con người và xã hội.

Bầu cử Quốc hội khóa 1

Thứ tư, 06/01/2021

NGUYỄN KHẮC THIỆU

Hoàng đế Lê Long Đĩnh ngược dòng lịch sử để nhận diện chân xác những trắc ẩn của cuộc đời Ngài

Thứ sáu, 09/10/2020

TRƯƠNG HÁN VŨ
Triều Tiền Lê (980-1009) trải qua 3 đời vua: Lê Đại Hành hoàng đế (980-1004); Lê Trung Tông hoàng đế 1005; Lê Long Đĩnh hoàng đế (1005-1009).

Quan hệ cha mẹ và con cái trong tục ngữ người Việt xưa và vấn đề của hôm nay

Thứ tư, 12/08/2020

ĐỖ THỊ BẢY

Tục ngữ là một thể loại của văn học dân gian. Nó là những câu nói, có vần, điệu hình ảnh, khái quát kinh nghiệm đời sống của người lao động.

Kinh đô Hoa Lư, kinh thành đá độc đáo duy nhất quân thành vững chắc của nước Nam Việt

Thứ tư, 22/07/2020

LÊ DOÃN ĐÀM 

Sau khi Ngô Quyền theo Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán (931) Ngô Quyền với danh nghĩa là bộ tướng và là con rể của Dương Đình Nghệ đã sớm trở thành ngọn cờ quy tụ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, tập hợp lực lượng tiêu diệt kẻ phản trắc Kiều Công Tiễn.

Minh Đỉnh danh lam tâm linh và huyền thoại

Thứ năm, 02/07/2020

MAI ĐỨC HẠNH 

Nói Trường Yên là nói đến cõi đất, cõi người, miền đất cổ phủ Trường An ven núi phía tây bắc, cuối dải Trường Sơn chạy suốt từ Sơn La - Hòa Bình về vươn ra đến lợi nước Nga Sơn (Thanh Hóa) với cửa Thần Phù ở phía tây nam mà sử và dân gian đều gọi là Tam Điệp Sơn và sông Hát Môn (sông Đáy) chạy từ Sơn Tây vào Ninh Bình ở Kiểm Lộng (Kẽm Trống), xuôi tận cửa Đáy (xã Kim Đông, Kim Sơn), chia ra đông bắc (Nam Định) – tây nam (Ninh Bình).

Bác Hồ - Người sáng lập nền Báo chí Cách mạng Việt Nam

Chủ nhật, 21/06/2020

HẢI ÂU

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Danh nhân Văn hóa Thế giới vô vàn kính yêu, được nhân dân ta và nhiều người tiến bộ trên thế giới gọi là Bác Hồ.

Nhân dân Ninh Bình nhớ ơn Bác Hồ

Thứ ba, 26/05/2020

ĐỖ VĂN CHUYẾN 

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ...”
Câu thơ ca ngợi Bác của tác giả Bảo Định Giang đã khắc sâu vào lòng người dân đất Việt. Đọc câu thơ nhiều người tưởng là ca dao vì sự giản dị mà nói đúng tâm tư, ý nguyện của nhân dân, là tình cảm của nhân dân đối với Bác.

Sự tiên đoán của Bác Hồ đối với Cách mạng Việt Nam

Thứ ba, 26/05/2020

NGUYỄN KHẮC THIỆU

Năm nay chúng ta kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 130 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu. Mỗi người dân Việt Nam lại càng nặng lòng ơn sâu và thương nhớ Bác đã trọn một đời vì nước vì dân.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với cháu nội Tam nguyên Trần Bích San

Thứ sáu, 22/05/2020

PHẠM TRỌNG THANH 

Trong “Bản dự thảo hồi ký về việc liên lạc với các đồng chí cách mạng thời kỳ thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội”, ông Trần Đình Sóc viết ngày 18 tháng 9 năm 1964 (theo yêu cầu của Ban Sưu tầm tài liệu lịch sử Đảng, tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hà Nội), ở Phần thứ IV, tác giả Trần Đình Sóc kể một số chi tiết về việc ông “được gặp và quen biết cụ Nguyễn Sinh Huy tức cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Sài Gòn và Cao Miên (1924-1928)”.

Trương Hán Siêu với núi Non Nước

Thứ năm, 14/05/2020

ĐẶNG CÔNG NGA

Bảng đối chiếu giữa bia đá và văn bản trong Thơ văn Lý-Trần, Tập II  H.1989, trang 750, về văn bia Dục Thuý sơn Linh tế tháp ký.

Núi Dục Thúy, ngôi nhà bảo tàng thiên tạo lưu giữ văn thơ

Thứ hai, 04/05/2020

LÃ ĐĂNG BẬT

I. Dục Thúy – Núi Lịch sử.
Đến thành phố Ninh Bình, du khách sẽ ngẩn ngơ trước vẻ đẹp kỳ thú của hòn núi đá nghênh bóng chênh vênh, lặng lẽ soi mình bên bờ giữa ngã ba sông Đáy - sông Vân. Đó là núi Dục Thuý (núi Non Nước), tạo nên vẻ huyền diệu, sơn thuỷ hữu tình của thành phố.

Trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam

Thứ năm, 30/04/2020

TS. BÙI THẾ ĐỨC
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

Một bia thơ của tác giả người Trung Quốc ca ngợi núi Non Nước và Trương Hán Siêu

Thứ bảy, 18/04/2020

ĐẶNG CÔNG NGA

Trên một tảng đá nằm bên phải lối lên núi Non Nước, theo hướng dưới lên, có một bia ma nhai khắc bài thơ cổ với kích thước bia: cao 50 cm, rộng 80 cm.

Bức tiêu tượng bằng ngà voi lưu giữ tại Bảo tàng Ninh Bình

Thứ năm, 09/04/2020

PHẠM THỊ NHU 

Theo phong thủy, ngà voi có uy quyền mang lại sự bình an và sự phát triển cho gia thế, gia chủ. Voi vừa có phẩm chất con người vừa có phẩm chất của thần linh, nên với người Phương Đông voi là biểu tượng chung của sự may mắn, được thờ cúng và tôn vinh.

Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ, người đầu tiên trong lịch sử nắm giữ quyền hình pháp (1)

Thứ ba, 17/03/2020

TRƯƠNG ĐÌNH TƯỞNG

1. Lựa chọn nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử thời kỳ quân chủ ở Việt Nam là một việc khó khăn, bởi nguồn tư liệu không có nhiều. Vấn đề này có lẽ đây là lần đầu tiên được đề cập ở một hội thảo tầm cấp quốc gia.

Bài thơ Xuân Mậu Thân trên vách núi Dục Thúy lần đầu được dịch thuật và in ấn

Thứ năm, 12/03/2020

TRẦN LÂM BÌNH

Ai đã từng xuôi dòng sông Đáy, khi thuyền đi qua khúc sông dưới chân núi phía Đông Bắc của Dục Thúy sơn, đều có thể nhìn thấy tấm bia khá lớn và khá đẹp đang hiện hữu trên một vách đá bằng phẳng, dựng đứng.

Năm Tý ngắm tranh "Đám cưới chuột"

Chủ nhật, 09/02/2020

NGUYỄN KHẮC THIỆU

Đông Hồ, một làng tranh truyền thống, dân gian thời xưa của người Việt. Xen các bức tranh ta thấy sinh hoạt của người Việt thật là phong phú, như cảnh đấu vật, chơi đu ngày xuân, chơi ô ăn quan, rồi cảnh mục đồng thổi sáo trên lưng trâu.

Mùa xuân tìm hiểu lịch của người Mường ở Ninh Bình

Chủ nhật, 09/02/2020

NGUYỄN QUANG HẢI

Ở Ninh Bình, bên cạnh người Kinh chiếm đại đa số thì có khoảng trên 15 ngàn đồng bào người Mường cư trú, chủ yếu trong 7 xã thuộc huyện Nho Quan. Xã có nhiều người Mường nhất là xã Thạch Bình. Có thể từ thời cổ xưa, những vùng đất có người Mường cư ngụ ở huyện Nho Quan đều thuộc khu vực rừng cổ nguyên sinh Cúc Phương rộng lớn.

Thư pháp nét đẹp văn hóa truyền thống

Chủ nhật, 09/02/2020

VŨ VĂN LÂU
Thư pháp từ xưa đã là một thú chơi tao nhã đầy trí tuệ và nghệ thuật cao siêu, lắng đọng hồn cốt của con người. Thú chơi này lúc đầu mới chỉ lưu hành trong nội bộ các bậc túc nho “Văn hay chữ tốt”. Sau nghệ thuật Thư pháp ngày càng được nhiều người hiểu biết, càng đông người hâm mộ, thu hút khá nhiều các bậc văn sĩ và đông đảo những người yêu chữ nghĩa. Có thời kỳ trở thành cao trào .

Nghệ thuật kiến trúc tôn giáo

Thứ năm, 16/01/2020

NGUYỄN VĂN TRÒ

Cũng như kiến trúc quân sự, kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo cũng có những đặc điểm riêng. Đó là những công trình kiến trúc chùa, tháp, đình, đền, nghè, quán, am, miếu...

Cô Bơ Thoải trong tâm thức dân gian

Thứ năm, 16/01/2020

NGUYỄN QUANG HẢI 

Từ thuở xa xưa, ở Việt Nam đã hình thành, lưu tồn qua nhiều đời tín ngưỡng dân gian sâu đậm, phổ biến về tam phủ hoặc là tứ phủ. Tín ngưỡng về tam phủ hay tứ phủ cũng được dân gian gọi là “Đạo tự nhiên”.

Hình tượng người anh hùng văn hóa Nguyễn Minh Không qua huyền thoại và dã sử

Thứ năm, 16/01/2020

TRƯƠNG HÁN VŨ

Theo “Thiền Uyển Tập Anh” (1), Nguyễn Minh Không sinh ngày 15 tháng 10 năm 1065, mất năm 1141, tên húy là Nguyễn Chí Thành, sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay là làng Điềm Xá, xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

Cửa biển Thần Phù xưa và nay

Thứ ba, 10/12/2019

LÃ ĐĂNG BẬT 

            Cửa biển Thần Phù xưa
            Phía đông nam của tỉnh Ninh Bình xa xưa là biển cả. Tại đây có cửa biển gọi là Thần Đầu. Biết tên “Thần Đầu” vì Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) là danh sĩ thời Trần có bài thơ: “Chiều hôm đậu thuyền ở cửa biển Thần Đầu” (Thần Đầu cảng khẩu vãn bạc) và ngọn núi nhô ra biển cũng gọi là núi Thần Đầu.

Sự tích Phủ Kình Thiên

Thứ hai, 09/12/2019

LÊ DOÃN ĐÀM 

Ở phía Đông, trong cố đô Hoa Lư, có một ngôi phủ, mang tên: Phủ Kình Thiên (Phủ Vườn Thiên), xưa thuộc xứ Đông Lân, nay là thôn Đông, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Di sản văn hóa làng Côi Trì

Thứ hai, 09/12/2019

ĐINH VĂN VIỄN 

Làng Côi Trì hiện nay thuộc xã Yên Mỹ huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú như đình, chùa, lễ hội, văn bia, văn học,… Di sản văn hóa của làng Côi Trì có giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị giáo dục to lớn, là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy Côi Trì phát triển.

Tìm hiểu danh nhân Trương Hán Siêu và dòng họ Trương ở Ninh Bình

Thứ sáu, 22/11/2019

NGUYỄN XUÂN KHANG 

Năm 2000, Đảng bộ và nhân dân thị xã Ninh Bình xây dựng đền thờ danh nhân Trương Hán Siêu ngay sát dưới chân núi Dục Thuý. Kiến trúc đền kiểu chữ Đinh (丁) gồm hai toà bái đường và hậu cung.

Kinh đô Hoa Lư và công việc của ngày hôm nay cho mai sau

Thứ sáu, 22/11/2019

NGUYỄN CAO TẤN 

Thế kỷ X là một cái mốc rất quan trọng của lịch sử Việt Nam. Đó là thế kỷ bản lề, khép lại thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc và mở ra thời đại độc lập dân tộc.

Có một thế kỷ bản lề trong lịch sử dân tộc

Thứ ba, 05/11/2019

TRƯƠNG HÁN VŨ 

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam “đau thương và anh dũng” ít có một dân tộc nào trến thế giới có một lịch sử đặc biệt, đặc sắc như vậy.

Hát chầu văn ở Ninh Bình

Thứ ba, 05/11/2019

NGUYỄN QUANG HẢI 

Chầu văn cổ truyền là một loại hình nghệ thuật đàn - hát, có kết hợp với lên đồng (biểu diễn trong vai các chư vị thần linh). “Chầu văn” nghĩa là: Văn chầu thánh. Hát chầu văn nghĩa là hát những bài văn để chầu thánh.

 

Chinh phục sông nước, lấn biển làm giàu, người NInh Bình xây đời sống mới

Thứ hai, 07/10/2019

MAI ĐỨC HẠNH 

Do đặc điểm địa lí, mỗi năm Ninh Bình tiến ra biển từ 80 đến 100 mét. Vì vậy, tiến trình phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người Ninh Bình là quá trình phấn đấu bền bỉ khai phá đất hoang, lập làng, mở rộng đất đai về phía biển theo phương châm: "Lúa lấn cói, cói lấn biển" ngày càng thiết thực và hiệu quả.

Hát xẩm ở Ninh Bình

Thứ hai, 07/10/2019

NGUYỄN QUANG HẢI 

Kinh đô Hoa Lư một số tư liệu mới

Thứ hai, 23/09/2019

ĐẶNG CÔNG NGA 

Những người tổ chức và thực hiện việc xây dựng kinh đô.

Theo Sự tích đền Ninh Xá xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, thì Ninh Hữu Hưng vốn người thôn Chi Phong, tổng Trường Yên, huyện Gia Viễn, là người tổng chỉ huy việc xây dựng kinh đô Hoa Lư.

Sự tích Trạng Nguyên Sơn

Thứ tư, 24/07/2019

LÊ DOÃN ĐÀM
Nước ta vốn được tạo hóa ưu ái, ban tặng có thế núi sông hùng vĩ. Khí thiêng sông núi đã sinh ra các bậc vĩ nhân, anh hùng hào kiệt cùng với các hiền tài trí sĩ, đời nào cũng có, do vậy mà dân ta đã thường nói: “Địa linh sinh ra nhân kiệt”. Thuở xưa, nước ta bị giặc phương Bắc cai trị.

Đặng Văn Tờ, người Đảng viên đầu tiên của Chi bộ Trường Yên

Thứ tư, 24/07/2019

NGUYỄN KIM CÚC
Năm 1927 Chi bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Trường Yên được thành lập, là một trong  ba chi bộ đầu tiên của tỉnh Ninh Bình (chi bộ Quỳnh Lưu, Côi Trì, Trường Yên). Chi Bộ gồm có ba đồng chí: Đặng Văn Tờ, Dương Văn Quang, Nguyễn Hữu Trụ.

Quân đội thời nhà Đinh

Thứ tư, 24/07/2019

PHẠM ĐỨC HOÀN
Đại tá, Nguyên Trưởng phòng KHQS QĐ1

Thế kỷ X là thế kỷ nhân dân ta đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, kết thúc hơn một ngàn năm Bắc thuộc và xây dựng được chính quyền dân tộc tự chủ. Trong thiết chế chính quyền đó, một quân đội quốc gia được xây dựng và ngày càng hoàn thiện.

Thần phả Lưỡng vị Tướng quân thời Đinh ở chùa Yên Khoái Thượng, xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình

Thứ ba, 25/06/2019

ĐỖ VĂN CHUYẾN

Tài liệu do Đông Các, Hàn Lâm Đại học sỹ Nguyễn Bỉnh Khiêm phụng soạn. Đến triều vua Vĩnh Hựu, năm thứ tư (tức là năm 1741), vào mùa xuân, ông Nguyễn Ngọc Quang (Chưa biết chức vụ và quê quán của ông này) phụng tả. Đồng thời theo truyền thuyết dân gian trong vùng, thẩn tích chùa Yên Khoái, còn gọi là Hoa Yên tự, được ghi chép như sau:

Bang giao thời Nhà  Đinh

Thứ ba, 25/06/2019

NGUYỄN QUANG HẢI

Trong khoảng 11 năm đầu của  nhà nước Đại Cồ Việt (968- 979), dưới sự trị vì của vua Đinh - Đại Thắng Minh Hoàng Đế đã mở ra một kỷ nguyên bang giao mới của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta. Đặc biệt là quan hệ bang giao giữa nước ta với nhà Tống ở phương Bắc, một quốc gia to lớn gấp nhiều lần, lại vốn là nước có cả quá khứ hàng nghìn năm xâm lược và đô hộ nước ta.

Tìm hiểu vị thế của nhà nước Đại Cồ Việt qua di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Trò diễn Xuân Phả"

Thứ ba, 25/06/2019

 VŨ THANH LỊCH

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình

Nói về sự kiện ra đời của nhà nước Đại Cồ Việt vào thế kỷ X, sách Lịch triều hiến chương loại chí viết: “Xét nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc, nhưng danh hiệu còn nhỏ không được dự vào hàng chư hầu triều hội…

Những bức thư gửi từ chiến trường

Thứ năm, 13/06/2019

PHẠM THỊ NHU

Hàng nghìn hiện vật là những kỷ vật chiến trường của các đồng chí Cựu chiến binh tham gia hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã được cán bộ Bảo tàng Ninh Bình sưu tầm. Những câu chuyện xung quanh hiện vật, là đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lính đầy oanh liệt nơi chiến trường.

Cồng, chiêng - nhạc cụ độc đáo của đồng bào dân tộc Mường

Thứ năm, 13/06/2019

NGUYỄN XUÂN KHANG

Ninh Bình có hai dân tộc anh em cùng sinh sống, cư ngụ, đó là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Người Mường sống chủ yếu ở vùng đồi núi phía bắc tỉnh với dân số ước khoảng hơn 20 nghìn người. Người Mường sống định cư, hòa nhập với người Kinh, cùng chung lòng gắng sức xây dựng Ninh Bình phồn vinh, thịnh vượng.

Nghi thức tế cửu khúc đền Vua Đinh

Thứ năm, 02/05/2019

NGUYỄN KIM CÚC

Đến với Ninh Bình ngoài việc được chiêm ngưỡng khám phá cảnh quan tuyệt đẹp, du khách còn được tham gia nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc. Một trong những lễ hội lớn nhất, thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế, đó là lễ hội Trường Yên (nay gọi là lễ hội Cố đô Hoa Lư).

Danh nhân Phạm Thận Duật

Thứ hai, 01/04/2019

PHẠM THỊ NHU

Tập tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam

Thứ năm, 14/03/2019

LÊ DOÃN ĐÀM

Trong các tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, “Thờ Cúng Tổ Tiên” là một loại tín ngưỡng Cổ truyền phổ biến bao trùm của người Việt Nam.

Truyền thuyết - Sử thi về Đinh Tiên Hoàng

Thứ năm, 14/03/2019

NGUYỄN QUANG HẢI

Đinh Tiên Hoàng - Đại Thắng Minh Hoàng  Đế (?- 979) là vị Hoàng đế có công lao thống nhất giang sơn, lập nên nước Đại  Cồ Việt, dựng tạo kinh đô Hoa Lư.

Đá trong tiến trình lịch sử Hoa Lư

Thứ ba, 12/03/2019

NGUYỄN VĂN TRÒ

Dãy núi đá vôi của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam,  bắt nguồn từ miền rừng núi Hòa Bình đổ về.

Nhân dân Ninh Bình với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Thứ ba, 12/03/2019

ĐINH VĂN VIỄN

Ninh Bình là vùng đất cổ, có vị trí trọng yếu, là “cổ họng Bắc - Nam”, một địa bàn có thế hiểm yếu về quân sự, một vùng đất mang đầy dấu tích lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước từ thời Hai Bà Trưng đến ngày nay.

Nhà đinh với phật giáo

Thứ tư, 27/02/2019

ĐINH VĂN VIỄN

Dấu ấn kinh đô xưa

Thứ ba, 06/11/2018

 NGUYỄN QUANG HẢI