LÊ DOÃN ĐÀM
Trong các tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, “Thờ Cúng Tổ Tiên” là một loại tín ngưỡng Cổ truyền phổ biến bao trùm của người Việt Nam.
Là một trong những yếu tố tạo nên Bản sắc dân tộc Việt Nam. Tập Tục Thờ cúng Tổ Tiên có ý nghĩa “Nhân văn” là định hướng giáo dục “Đạo đức Nhân cách” hướng về Nguồn Cội (uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây) mang đậm tính chất triết lí sâu sắc: Đạo đức là nền tảng cơ bản tạo nên Nhân cách của một người.
Trong sách cổ* có viết những câu dăn dạy như:
河 有 源
源 遠 支 流 繁
人 有 祖
祖 肈 山 河 故
我 生 南 國 人
我 長 南國 土
隂 河 當 思 源
爱 國 莫 忘 祖
Phiên âm:
Hà hữu nguyên
Nguyên viễn chi lưu phồn
Nhân hữu tổ
Tổ triệu sươn hà cố
Ngã sinh nam quốc nhân
Ngã trưởng Nam quốc thổ
Ẩm hà đương tư nguyên
Ái quốc mạc vong tổ
Dịch nghĩa:
Sông có nguồn
Nguồn xa nhiều dòng (nhánh) chảy
Người có tổ tiên,
Tổ tiên mở cõi núi sông từ xưa
Ta là người sinh ra ở nươc Nam
Ta lớn lên ở đất nước Nam
Uống nước sông nên nhớ đến nguồn
Yêu nước nhưng không quên công ơn tiên tổ.
Từ nguồn cội xa xưa đó đã để lại trong dân gian những câu giáo huấn cho muôn đời: “Ẩm Thủy Tư Nguyên; Thực quả tư phố”. Nghĩa là: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN, ĂN QUẢ NHỚ NGƯỜI TRỒNG CÂY.
Tập Tục Thờ cúng Tổ Tiên, các dân tộc Việt Nam truyền từ đời này qua đời khác, đã thành nếp Văn hóa Cổ truyền, để nhắc nhở cho các thế hệ con cháu luôn mang tâm tưởng niệm, tri ân Tiên Tổ (ghi nhớ công ơn của tổ tiên). Thể hiện bằng cách: Lập Ban Thờ Gia Tiên (bàn thờ tổ tiên tại gia đình). Lập Từ Đường Tổ Chi (xây dựng nhà thờ tổ tiên thuộc các phái hệ (chi, ngành). Lập Từ Đường Đại Tộc (xây dựng nhà thờ Tổ Tiên cả họ)…..
Lập ra nghi thức tế, lễ Kị Nhật (kỷ niệm cúng giỗ ngày mất của tiên tổ). Mỗi khi có dịp húy kị, Lễ, Tết (cúng giỗ tế lế) mỗi người lại có được khoảnh khắc để dọn sạch cõi long, tâm niệm tôn nghiêm, ngưỡng vọng cao thâm hướng về cội nguồn để tri ân Tiên Tổ! Sau những việc làm đó người đời thường cảm nhận tâm hồn mình được thanh thản thoái mái hơn có ảnh hưởngr tích cực hơn tới chất lượng đời sống tinh thần!
* Sách cổ: Hán Tự Tân Thư là cuốn sách viết bằng chữ Hán.
L.D.Đ