"Thực tế đời sống văn học ở nước ta và trên thế giới cho thấy, những tác giả lớn đều là những tác giả có khát vọng và hoài bão lớn lao, có tầm nhìn xa rộng và có tư duy sâu sắc. Chỉ có khát vọng và hoài bão lớn về sự sáng tạo thì mới đi xa và bền vững được. Mục đích cuối cùng của người nghệ sĩ là tác phẩm hay, tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Nó phản ánh tâm hồn và tính cách dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người và dự báo cho cả tương lai!"- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bút ký của nhà văn ĐINH NGỌC LÂM
Một tuần nay bầu trời như thổn thức chợt nắng, chợt mưa, cảnh vật đất trời mang một vẻ buồn vô tận kể từ giây phút Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần. Những cơn mưa sầm sập mang nỗi buồn đau và niềm tiếc thương vô hạn cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trước sự đột ngột ra đi của Tổng Bí thư - một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ Cộng sản trung kiên, một nhân cách cao đẹp với một trái tim nhân hậu, một nhà văn hóa lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất, một tấm gương đạo đức trong sáng vô ngần.
LÊ KIM KHÁNH
Quan tâm, tìm kiếm, phát hiện, bồi dưỡng và kịp thời khích lệ các tài năng Văn học nghệ thuật trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban Chấp hành Hội VHNT tỉnh Ninh Bình qua các thời kỳ. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành trong tỉnh, từ ngày tái lập tỉnh đến nay, trại sáng tác VHNT dành cho lứa tuổi thanh thiếu nhi trong tỉnh thường xuyên được tổ chức. Từ các trại sáng tác VHNT trẻ, nhiều em đã phát huy được năng khiếu và thành công trên các lĩnh vực văn học, báo chí, âm nhạc, mỹ thuật... Một trong số các em đó phải kể đến tài năng âm nhạc (lĩnh vực biểu diễn Opera) Ninh Đức Hoàng Long.
Tản văn của PHẠM THỊ MINH CHÍNH
Buổi chiều, gió nồm nam thổi phồng phộng, mát rượi, dòng sông nước phù sa đỏ au, ào ào chảy qua kênh mương cứng toả khắp cánh đồng. Những luống rau bí, rau bầu, đậu tương, luống ngô dang rộng những chiếc lá nhỏ xíu đón dòng nước mát dịu. Đám nhái, ngóe nhảy vọt lên bờ, ngơ ngác. Lũ cào cào bay dáo dác. Một vài cánh cò trắng dập dờn. Đàn trâu nối đuôi nhau gặm cỏ.
Tản văn của VŨ KHÁNH PHƯỢNG
Đêm. Mèo Vạc lặng như mắt nhìn của đứa trẻ người H’Mông ngồi trước bậu cửa đợi vãn cơn mưa rừng. Cả vùng cao nguyên đá như không ngủ. Giữa những vách núi sừng sững điệp trùng bao quanh thị trấn nhỏ vọng rền âm thanh của ngàn vạn côn trùng rí rách hoan ca.
Tản văn của ĐINH TRUNG HƯNG
Mỗi người dân Việt Nam, từ xưa dù ở thành thị hay nông thôn, miền xuôi hay ở miền núi chắc ai cũng biết đến chiếc gáo dừa. Một dụng cụ để múc nước trong cuộc sống thường nhật.
Tản văn của HÀ KIM QUY
Tết. Khi tôi về đến đầu làng thì bóng làng đã đổ. Làng đã nhập nhòa trong chiều chạng vạng thành một khối mờ mờ ảo ảo, phía rìa làng vẫn còn nhận ra bóng cong cong, mềm mại của những lũy tre.
Nhà báo, Nhà thơ KIM QUỐC HOA
Chủ tịch Hội Thơ Đường luật Việt Nam
Tản văn của NGUYỄN HỮU VĂN
Gần như theo quy luật của thiên nhiên, gần tết Nguyên đán, bầu trời lại lắc rắc muôn vàn những hạt mưa xuân, những giọt nước li ti quyện vào nhau, la đà trên mặt đất để hòa cùng với những niềm vui nho nhỏ mà lại thật lớn: đó là tiếng động của các chồi non cựa mình trong các kẽ lá, trong các nhành cây, trong các vườn cây và trong đại ngàn của Cúc Phương, của Tràng An… bao la hùng vĩ.
Tản văn của NGUYỄN MINH NGỌC
Đã qua những ngày đầu xuân giá lạnh, mấy hôm nay không khí ấm áp và êm đềm, thuyền chúng tôi đang trôi trên dòng sông Sào Khê… Trên dòng Sào Khê còn rất nhiều thuyền khác, khách các nơi trong, ngoài tỉnh về du xuân.
Tản văn của AN THỊ HỒNG
Ngày đó, trong con mắt ngây thơ của những đứa trẻ như tôi, bếp củi chẳng có gì là đẹp đẽ ngoài sự thô kệch, lem luốc. Có chăng, tôi chỉ nhớ đến nó mỗi khi bụng reo lên vì đói.
NGUYÊN PHƯƠNG
Ai trong nhà có cái giá sách chắc thế nào cũng có lúc phải ngồi bần thần trước hàng chồng đống ngất ngưởng. Có thể là vì chuyển nhà, chuyển phòng hay đơn giản là sắp xếp, dọn dẹp lại cho đẹp mắt, mà thường là dịp cuối năm, ta sẽ dành một khoảng nào đó, khi không quá bị thời gian thúc ép để soạn sách trên giá.
Tản văn của LÊ HÀ NGÂN
Nắng đông hanh vành, lơ phơ ngọn khói ấm vườn ai đốt lá. Bưởi đào chín đỏ trên cành thoảng hương thơm loang con ngõ nhỏ. Tôi nhanh tay cuốn mấy nén nhang bài. Giấy bản mỏng bay, que hương được nhuộm phẩm điều thật bắt mắt, hương bài ngát ngọt quyện gió đông nghi ngút. Tôi thầm thì lựa rễ cây hương bài nhà trồng phơi khô sao vàng đúng cữ lửa. Tôi vẫn nhớ lời cha dặn khi cuốn hương bài đừng cuốn lỏng tay, cũng đừng chặt quá để nén nhang thắp lên cháy đều vòng vừa đẹp sẽ an lòng vì nén nhang của mình đã được trời đất chứng giám.
ĐINH NGỌC LÂM
Thung Nham, mỗi lần đặt chân tới là mỗi lần gợi lại trong tôi những dấu tích, những kỷ niệm thân quen đã in sâu vào tâm trí. Khu vực bến thuyền và những vạt đất trồng sắn năm xưa của bà con xã viên hợp tác xã làng tôi như vẫn đâu đây...
PHẠM THỊ BÌNH NHƯỠNG
Gió cuối đông xào xạc lá cây, khiến con người ta thêm yêu cuộc sống. Vệt nắng hiếm hoi như gọi mời xuân. Tết đến thật gần!
Bút ký của PHẠM ĐỨC HOÀN
Đại tá, nguyên Trưởng phòng Khoa học Quân sự Quân đoàn 1
Đúng vào những ngày quân và dân Quảng Trị sôi nổi chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Đông Hà, chúng tôi những cựu chiến binh của Sư đoàn 308 tổ chức một chuyến trở lại thăm chiến trường xưa và tri ân đồng đội.
Tản văn của HÀ KIM QUY
Năm nay về Ninh Bình dự Tuần lễ Du lịch “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”, tôi không những ngẩn ngơ với những cánh đồng mềm như lụa trải dài dọc theo con sông Ngô Đồng, tôi còn như “bị bỏ bùa” bởi những hồ, ao, đầm đang ngan ngát Sen.
NGUYỄN TỬ CHƯƠNG
Tản văn của NGUYỄN THỊ THANH DUYÊN
Chiều nay với tay thấy tin đến, chị bạn đồng nghiệp bảo tôi rằng:
- Em ơi, đi phố cổ không? Chị đang ở phố cổ Hoa Lư đây em này.
Họa sỹ LÊ ĐỨC BIẾT
Ủy viên Ban Kiểm tra Hội Mỹ thuật Việt Nam
BÌNH NGUYÊN
Năm 1996, tôi về công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy, khi ấy ông Tô Xuân Toàn đương vị Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Tôi được bố trí nhiệm vụ ở phòng Nghiên cứu Tổng hợp. Công việc tôi đảm nhiệm thường báo cáo, xin ý kiến Trưởng phòng, Phó Văn phòng, Chánh Văn phòng. Thỉnh thoảng cũng có việc được phân công sang báo cáo và xin ý kiến đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Tôi chưa có lần nào được phân công sang báo cáo, xin ý kiến về một công việc nào đó với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, nhưng cũng có vài kỷ niệm nhỏ ghi nhớ về ông.
TRUNG KIÊN
Khi những tia nắng ấm bồng bềnh bay trong mưa sương, la đà theo hơi gió se se lạnh cũng là lúc thời khắc báo hiệu xuân Nhâm Dần đang tới rất gần. Như vừa chớp mắt một cái thôi, cỏ cây còn đương lắc thắc đâm trồi, nảy lộc, men xuân đã căng tràn nhựa biếc, bung hoa, tỏa hương khắp muôn nơi. Muông thú hoan ca khát vọng sinh sôi. Lòng người lại xốn xang, rạo rực niềm tin yêu, hạnh phúc chào đón mùa xuân mới!
HƯƠNG LY
"Mẹ đau ốm bệnh tật thế này nhiều lúc cảm thấy chán lắm con ạ, nhưng có gia đình bên cạnh, mẹ luôn cảm thấy mình mạnh mẽ hơn rất nhiều".
PHẠM ĐỨC HOÀN
Thượng tướng Nguyễn Hữu An là một trong số rất ít các tướng lĩnh được Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp khen tặng là “Vị tướng trận mạc”.
Với cuộc đời binh nghiệp của tôi, từ khi là chiến sĩ đến cán bộ cao cấp, tôi có ba lần may mắn được tiếp xúc gần ông. Tuy chỉ ba lần thôi nhưng những ấn tượng về ông, về một “vị Tư lệnh” đáng kính đọng mãi trong tôi.
Tản văn của NGUYỄN THANH DUYÊN
Vậy là xe đã về đến quê hương, từ xa tôi đã nhìn thấy dãy Tam Điệp trùng trùng nhấp nhô thẳm vào nền trời xanh bàng bạc. Miền Bắc đang mùa thu, những người trên xe đang ngủ cũng đã lục tục dậy, tất cả đều ngóng ra cửa kính xe vui và hồi hộp khi sắp trở lại quê nhà sau mấy ngày đi xuyên đêm. Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh nhà những người bị ứ lại từ vùng dịch như tôi đã được đón về quê.
Tản văn của TỐNG HÀ
Thu sang, những làn sương se lạnh phảng phất trên từng chóp núi, ngọn cây, len lỏi trong từng ngõ nhỏ nơi Cố đô yên tĩnh. Từng vạt hoa cỏ dưới chân núi Tràng An cũng đẫm sương và trổ bông lặng lẽ, dịu dàng.
Tản văn của NGUYỄN MINH NGỌC
Cuối cùng thì những ngày hè trời nắng như đổ lửa, không khí oi bức, ngột ngạt khó chịu cũng trôi qua. Khoảng mấy ngày diễn ra bước đi cuối cùng trong sự vận động để vượt qua mùa hạ, nền trời cao dần lên, ban ngày thi thoảng xuất hiện những làn gió mát, nhiệt độ hạ thấp xuống một chút, đêm đêm đôi lúc nghe tiếng sấm xa, rồi những cơn mưa rào nho nhỏ.
THANH THẢN
Phan Dư, sinh năm 1950, quê xã Gia Hòa, Gia Viễn, Ninh Bình, cư trú tại phường Nam Bình, TP Ninh Bình. Ông là một họa sỹ được đào tạo và trưởng thành trong quân đội. Khi ra quân được về công tác tại Phòng Văn hóa Thể thao thị xã Ninh Bình (nay là TPNB), cùng nhà văn, nhà giáo Phạm Bình - Giám đốc, phụ trách Nhà Văn hóa - Thể thao thị xã. Ông là Phó giám đốc.
AN VIỆT LÂM
Trưởng Chi hội Da Cam/DIOXIN Phường Đông Thành - TP Ninh Bình
Nơi đây, là căn nhà mới khang trang, sạch đẹp của bà Lê Thị Thóc ở số nhà 8, ngõ 90 đường Đông Phương Hồng, Phường Đông Thành, TP Ninh Bình. Bà là chiến sỹ đơn vị phòng không Đông Phương Hồng thời chiến tranh chống Mỹ - đơn vị pháo cao xạ, với những thành tích bảo vệ thị xã Ninh Bình, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.
PHÙNG VĂN KHAI
Ấn tượng đầu tiên của cánh nhà văn chúng tôi về Trung tướng Nguyễn Văn Sơn - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam là sự trầm tĩnh và giản dị nhưng cũng rất chân thành cởi mở với người đối thoại.
Tản văn của HOÀN NGUYỄN
Thế là một mùa thu mới đã tới. Qua đầm sen, những sắc xanh ngằn ngặt bắt đầu chuyển ánh vàng của nắng trên cánh lá. Đầm sen trước nhà ngả màu trầm xem xém nâu nâu. Hương sen đã qua dường như gửi cả vào với đất. Mênh mang một vùng hương thơm ngai ngái của cỏ cây. Hơi lạnh từ đá, chút nồng ấm từ hoa, nét mờ mờ từ hơi nước mỏng mảnh phơ phất làm nên nét riêng cho vùng đất bãi bên sông. Năm ấy, cũng vào độ chuyển thu, trên đường về quê, qua đầm sen, bố dừng xe đạp. Hai bố con vừa dắt xe đi bộ vừa trò chuyện.
NGUYỄN KHẮC THIỆU
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng đã được hội đồng khoa học thế giới xếp là một trong mười vị tướng tài của thế giới, trong đó đất nước Việt Nam anh hùng của chúng ta có hai vị, đó là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tư liệu này tôi được vị thư ký đưa Đại tướng một lần về thăm Hoa Lư - Ninh Bình kể lại).
Bút ký của PHẠM ĐỨC HOÀN
Đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, làng tôi nằm giữa những cánh đồng thuần nông, chuyên cấy lúa, trồng rau. Bao quanh và điểm tô cho các cánh đồng ấy là những quả núi độc lập, cao thấp khác nhau nhưng nhìn từ phía nào cũng rõ: Bắc có Sệu, Bùng; Tây có Dụ, Lớ; Nam và Đông Nam có Kì Lân, Non Nước và Hồi Hạc…
Ký sự của: MAI HƯƠNG
Trong câu chuyện ngân ngấn nước mắt của chị Lê Thi Lan, Trưởng ban Nữ Thanh niên xung phong Trường Sơn tỉnh Ninh Bình kể về Đội N25 anh hùng, đơn vị cờ đầu thanh niên xung phong miền Bắc thời kỳ chống Mỹ trên tuyến đường lửa Trường Sơn huyền thoại, tôi không khỏi bùi ngùi xúc động khi nghe chị nhắc đến một nữ thanh niên xung phong dũng cảm, kiên trung đã sống và chiến đấu ở trọng điểm ATP trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất.
VŨ VĂN LÂU
Xưa tuổi thơ có nhiều thứ vui lắm. Nào đuổi bắt bướm trong vườn nhà, ngoài vệ đường, nào lùng sục khắp các bụi cây rậm rạp trong làng xóm tìm tổ bắt chim con... Thường xuyên và thú vị hơn vẫn là tìm bắt chuồn chuồn. Giữa trời nắng chang chang suốt mùa hè và cả mùa thu, lũ trẻ thường dõi theo những con chuồn chuồn đơn lẻ để bắt chơi cho bằng được.
TỐNG XUÂN ĐIỂN
Thú chơi diều có ở nhiều nước, phổ biến là tại các vùng quê. Mỗi chúng ta, ai cũng có một quê hương để nhớ và một tuổi thơ ấp đầy kỷ niệm. Hình ảnh những con diều lơ lửng trên không trung trong những ngày xuân ấm áp hoặc ngày hè rực nắng mà lũ trẻ chúng tôi hồi còn bé say mê đến mức quên cả ăn, thật là ấn tượng.
Ghi chép của ĐỖ VĂN CHUYẾN
Khao khát từ lâu lắm rồi, đến tuổi sáu mươi tôi mới được cùng đoàn văn nghệ sĩ của Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình lên thăm Hà Giang. Chuyến đi khởi hành vào buổi sáng, khi mùa xuân còn đọng trên những cánh hoa đào. Hoa đào cao nguyên tươi rói, màu đỏ đậm đà ít nơi có được. Trên đường đi, trong tôi luôn ngân vang lời bài hát về Hà Giang mà tôi được biết từ khi cắp sách đến trường: “Rừng lại rừng bát ngát, núi, đồi núi trập trùng …”.
Ghi chép của HẢI ÂU
Những ngày cuối năm 2020, trên 50 văn nghệ sĩ Hội VHNT Ninh Bình đi thực tế về miền biển xứ đạo Kim Sơn (Ninh Bình) và Nga Sơn (Thanh Hóa). Trải ngàn năm, sức bồi tụ tự nhiên của phù sa sông Đáy, sông Càn tạo nên những mảnh đất ven biển trù phú màu mỡ, đông đúc dân cư, ấm no, hạnh phúc.
Ghi chép của LÊ DOÃN ĐÀM
“Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” là chính sách lớn của Đảng và Nhà Nước ta, mang lại đời sống ấm no, tốt đẹp và diện mạo mới cho các miền quê, đất nước. Các vùng nông thôn có đời sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, có môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Với chủ trương, phương trâm “Nhà Nước và nhân dân cùng làm, nhà nước hỗ trợ, nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng và dân thụ hưởng”!
ĐỖ TRUNG HIẾU
Lần đầu tiếp xúc với Trung tướng Bùi Bá Định tại Hà Nội, chúng tôi khá bất ngờ khi được biết sau khi nghỉ hưu ông đã không ở lại Thủ đô, mà về Ninh Bình sống. Vì sao ông lại quyết định như vậy? Không trả lời thẳng vào câu hỏi của chúng tôi, vị tướng sinh năm 1955 giãi bày tâm sự...
Tản văn của MAI THỊ HỒNG QUẾ
Ở xứ sở xinh đẹp này, suốt bốn mùa, đi đến nơi nào cũng bạt ngàn hoa tươi cỏ lạ. Hoa nở rực rỡ trong những khu vườn, kiêu hãnh trên những ban công, tự do trên những cánh đồng, và cheo leo trên những vách núi…
Tản văn của HÀ KIM QUY
Bạn đã đến Ninh Bình chưa? Ninh Bình là mảnh đất tôi đã từng sống một thời tuổi trẻ, cho đến bây giờ, tôi không còn ở đó nhưng mỗi năm, tôi lại đến đó đôi, ba lần. Mỗi lần đến những danh lam thắng cảnh độc đáo đều lưu lại một cảm xúc khác lạ, khó tả. Với tôi, Ninh Bình như một người con gái đẹp, nguyên sơ và thuần phác, mộc mạc mà hồn hậu làm đắm say lòng bao lữ khách, khiến người ta đến nơi đây rồi chẳng muốn quay về.
NHẬT PHONG
Trải qua gần 30 năm mang trên vai màu quân hàm xanh, gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc nơi biên cương xứ Lạng, Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng (BĐBP) đã tạo nên nhiều dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Tùy bút của DIỆU THOA
(Viết về kỉ niệm với thầy cô và mái trường)
Tản văn của BÌNH NGUYÊN
Sông Vân ơi, tôi đã trở về nghe sông Vân thì thầm với cỏ. Năm tôi đi, sông rào lên, chảy theo như cánh tay với dài, níu lại. Lạc một bóng tôi, chỉ còn mẹ và em tần tảo với sông Vân.
Tản văn của NGUYỄN MINH NGỌC
Khởi đầu của mùa xuân, thường là sự gia tăng nhiệt độ và ánh sáng. Nền trời cao lên, rộng ra những chùm mây trắng muốt màu hoa huệ lững lờ trôi trên nền trời xanh, buổi trưa thường xuất hiện nắng nhưng ánh nắng cũng nhàn nhạt, có vẻ mong manh.
Trong 2 ngày 14-15/2/2021 (mùng 3, 4 Tết Tân Sửu), tại Cúc Phương đã diễn ra hoạt động mỹ thuật workshop “Cúc Phương - Vạn sắc màu - Một tình yêu”.
Tùy bút của VŨ THÀNH
Thế hệ chúng tôi ra đời, đất nước đã có độc lập tự do. Những đứa trẻ như chúng tôi không còn là những kẻ nô lệ như thế hệ ông cha. Cuộc sống thực sự được tự do vui chơi, ca hát. Cái quan trọng hơn cả là được che chở, bảo vệ. Có một điều sau này lớn lên tôi mới hiểu, mỗi miếng cơm tôi ăn, mỗi manh áo tôi mặc hằng ngày đều có mồ hôi xương máu của cha anh ta.
Kí của PHẠM ĐỨC HOÀN
Đỗ Văn Lanh quê xã Ninh Khánh, huyện Hoa Lư (nay là thành phố Ninh Bình). Nhập ngũ 1965. Phong Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân năm 1973. Hi sinh trong khi bay huấn luyện năm 1980.
Trong thời gian qua, các nữ đại biểu Quốc hội đã luôn phát huy trí tuệ, tài năng và bản lĩnh của những người phụ nữ ưu tú, là đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Qua từng nhiệm kỳ Quốc hội, số lượng và chất lượng các nữ đại biểu Quốc hội ngày càng được nâng cao.
Trong kỷ nguyên chuyển đổi số, ngành công nghiệp nội dung số trên thế giới đã và đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và mạnh. Công nghiệp nội dung số bao gồm 3 thành phần: công nghệ thông tin, viễn thông và sản xuất nội dung. Do đó, báo chí cũng không nằm ngoài sự phát triển này.
Sáng 9/10, tại Thư viện tỉnh Ninh Bình đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm tranh cổ động "Hồ Chí Minh - cả cuộc đời vì nước, vì dân" do Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình tổ chức.
HÀ NGUYÊN HUYẾN
Cá thì ở đâu cũng có trên đất nước nhiệt đới nhằng nhịt sông ngòi này. Song, cả đời tôi mới chỉ mới nghe thấy: “Cá rô đầm Sét” – loại thực phẩm để lại tiếng tăm cho vùng đất Thăng Long – Kẻ Chợ! Đầm Sét thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, nhưng bây giờ làm sao mà tìm thấy đầm Sét nữa…
Tản văn của NGUYỄN THANH DUYÊN
(Kính tặng cô tôi và làng đồi Quỳnh Lưu)
Trưa tháng sáu, nắng chói chang, đất đồi đỏ quạch chỉ chực chờ có một bánh xe lăn, một bàn chân đạp lên là đất bụi tung cuộn như túm khói toé loe trên đường. Bụi tung lên cả dãy tường đá ong khô mốc, ráp, lỗ chỗ, chạy quanh co theo dưới những tán cây cổ thụ lâu đời.
NGUYỄN HỮU VĂN
Chúng tôi cùng ở chung một phố, một lần tôi vào nhà ông có chút việc riêng, vốn có tính khi vào nhà ai tôi thường hay ngước nhìn quan sát trên tường, và lần này tôi bỗng phát hiện ra một bức ảnh thật quý.
BÌNH NGUYÊN
Sau ngày về nghỉ công tác, bẵng một thời gian, gặp ông, nom ông trẻ hẳn. Nhìn ông tôi nghĩ, thế là ông đã rẽ sang bước ngoặt của đời người. Lối về thong dong, tự tại, an nhiên, không còn bề bộn những dằn vặt, buồn phiền, tư lự, lo toan.
Tản văn của QUYÊN GAVOYE
Tôi xa Việt Nam khi vừa tròn 22 tuổi. Lần đầu tôi đi xa, mà xa hẳn. Hôm chuẩn bị hành lý cho tôi, mẹ cứ băn khoăn nhấc lên, đặt xuống, cái gì cũng muốn cho tôi mang đi. Mẹ sợ nơi đất khách quê người, tiếng nói còn bập bẹ, tôi sẽ bị thiếu thốn đủ thứ.
Tản văn của VŨ THÀNH
Trong cuộc đời là lính, dù ngắn dù dài, có thể, có rất nhiều mốc thời gian để nhớ. Rồi cũng có ngày nhớ nhớ, quên quên. Nhưng ngày thành lập quân đội và ngày nhập ngũ thì vĩnh viễn in vào tâm khảm.
PHẠM ĐỨC HOÀN
Sau hơn 50 ngày đêm chiến đấu kiên cường, đầy gian khổ và hy sinh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điên Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Tùy bút của NGUYỄN THỊ BÌNH
Tháng tư! Tháng chuẩn bị cho mùa hạ. Tháng tư năm nay có điều lạ là rét “Nàng Bân” còn nán lại thử thách lòng người rồi lặng lẽ đi.
ĐINH NGỌC LÂM
Tết năm nay thật chóng vánh. Vừa bước sang năm mới đã bắt gặp những cơn mưa rào, chiều mùng một tết một trận mưa đá lớn như một điềm báo lạ… Hình như Thượng đế đang muốn thử lòng người.
BÙI HẰNG
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong hơn 3 tháng qua, với lời kêu gọi toàn dân nỗ lực chống dịch bệnh Covid-19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, hiệp đồng chặt chẽ, đoàn kết một lòng đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch Covid-19 toàn cầu.
Tản văn của HƯƠNG LY
Cứ đến cuối tháng 11 hàng năm, khi từng cơn gió mùa lùa về trong những ngóc ngách của đường phố thì ở những mảnh vườn vùng ngoại ô, một loài hoa trắng ngần, ngây dại lại khoe hương sắc tô điểm cho mỗi dịp đông về.
Tản văn của hội viên mới NGUYỄN THỊ THANH DUYÊN
"Mùa xuân là cả một mùa xanh/Trời ở trên cao, lá ở cành..."
Xuân! bao nhiêu người đã và đang ca ngợi xuân, hôm nay đây, ngày Nguyên Tiêu, khắp đất trời dào dạt một từ xuân, một tình xuân.
Tản văn của hội viên mới VŨ NGUYỆT KHÁNH PHƯỢNG
“Em xòe tay ra! anh đặt lên tay em nhành tầm xuân đang bung tỏa. Tầm xuân mỏng manh, thanh nhẹ, thơm ngọt ngào như đôi môi em, như ánh mắt em vậy! Cô bé tầm xuân của anh!”
PHẠM ĐỨC HOÀN
Dân ta vốn hoài cổ. Di sản “cổ” đồng nghĩa với thời gian, với hiếm và quý. Tết là một di sản như vậy. Tôi chưa biết đích xác Tết Nguyên Đán có ở Việt Nam từ khi nào nhưng tục gói bánh chưng, bánh dày có từ đời các Vua Hùng. Vậy là cổ lắm rồi, nhưng Tết bây giờ còn có như Tết xưa nữa không?
Ghi chép của cựu chiến binh ĐỖ VĂN CHUYẾN
Vậy là đã 44 năm, chúng tôi rời xa cuộc chiến tranh chống Mỹ, giải phóng dân tộc. Sau cái năm 1975 lịch sử ấy, ai cũng muốn tìm cho mình một vị trí, một cuộc sống, một nghề để tồn tại. Nhưng mỗi khi đến dịp 30 tháng 4, trong lòng mỗi cựu chiến binh lại xốn xang những cảm xúc khó tả.
Ký của NGUYỄN ĐÌNH VÂN
Chiến tranh đã qua hơn 40 năm, nhưng bây giờ, mỗi lần đến bên núi Thuý, phóng tầm mắt ngắm nhìn dòng sông Đáy mênh mang, trong tôi lại bồi hồi nhớ về những năm tháng máy bay giặc Mỹ đánh phá miền Bắc.
MINH DƯƠNG
Khi sắc xuân đơm biếc khắp dải non sông, hương xuân ấm nồng đón ngày Tết cổ truyền dân tộc đang đến gần, trong tâm hồn mỗi chúng ta lại rạo rực niềm yêu tin và căng tràn sức sống mới.
LÝ THANH KHA
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cả cuộc đời Bác đã hi sinh cho dân tộc.
NGUYỄN QUANG HẢO
Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Lý Thanh Kha, Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình vừa bước sang 68 tuổi đời với gần 5 thập kỷ bền bỉ đam mê lao động sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ.
NGUYỄN QUANG HẢI
Làng tôi thuộc vùng “bán sơn địa”, lại có cánh đồng chiêm trũng rộng lớn, ở về đông bắc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Làng có tên gọi theo tiếng Việt cổ rất lạ: Làng Vẽo.
Bút ký của BÌNH NGUYÊN
Sau nhiều năm đi xa, mùa lúa này tôi lại về Tam Cốc. Vẫn Lụa, người chèo đò năm xưa ở Bến Đình Các. Em có khuôn mặt trăng rằm, mới ngần ấy năm thôi mà đã rám mầu mưa nắng. Thấy tôi, em ngỡ ngàng nhìn hồi lâu rồi gọi...
NGUYỄN MINH NGỌC
Những ngày còn vất vả mưu sinh, thường xuyên lênh đênh trên những con đường gập ghềnh cát bụi, nắng, gió, mưa giông, mải cơm áo gạo tiền tôi đã quên đi những ý niệm về mùa.
Bút ký của ĐINH NGỌC LÂM
Xích Thổ, một địa danh nằm ở phía cực Bắc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, thuộc địa hình bán sơn địa. Trước đây, cụm liên danh “Sơn - Lâm - Tường - Thủy - Thổ”, là năm xã Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Tường, Gia Thủy và Xích Thổ thuộc huyện Gia Viễn. Năm 1977 hai huyện Gia Viễn và Nho Quan hợp nhất với nhau thành huyện Hoàng Long, đến năm 1981, lại được tách ra trở về tên cũ. Cụm năm xã này được giữ lại nhập với huyện Nho Quan. Đây là một trong những ốc đảo chịu xả lũ, phân lũ, chậm lũ triền miên một thời kỳ khá dài trong lịch sử lũ lụt Ninh Bình.
Tản văn của VŨ NGUYỆT KHÁNH PHƯỢNG
(Giáo viên Trường THPT Kim Sơn B)
Tôi say biển đến cuồng nhiệt.
Quá nửa đời người mà cái cảm giác được về với biển cứ chộn rộn trong lòng không sao bình yên được. Thèm cái cảm giác được đứng trước biển mỗi sáng bình minh, thấy lòng mình như được gột rửa, mọi phiền lo, toan tính bỗng nhiên nhẹ bẫng. Hồn người trở nên thanh sạch như bầu trời rộng mênh mông trước mắt. Sóng vỗ rì rào vừa đủ cho những rung động thật nhẹ, thật êm. Không gian nồng đậm vị mặn mòi của làn hơi mỏng tang phả từ biển vào, mơn man khắp da thịt.
Tản văn của BÙI HỒNG
Ai đã đi qua tháng ba, có chút tâm hồn nghệ sĩ, hẳn không thể hờ hững trước thiên cảnh bồng bềnh ngàn hoa bung sắc ngan ngát hương thơm. Tháng ba hiền hòa và thong dong đến lạ.
Tản văn của TẠ VĂN SỸ
Theo các tư liệu thì cây sắn còn gọi là mì, gốc vùng Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam khoảng từ thế kỷ XVIII. Từ đó, hai đầu Bắc và Nam Việt Nam đều có sắn. Ở khu vực Tây Nguyên cây sắn cũng đã có mặt từ lâu.
MẠC KHẢI TUÂN
Nửa cuối tháng tư, xuất hành với đủ gương mặt các “quân binh chủng” trong ngôi nhà Văn nghệ Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Chuyến viễn du này, không chỉ là dịp khơi gợi cảm hứng sáng tạo về ký ức Đại thắng mùa xuân 1975: “Chặt Buôn Mê Thuật rụng cả Tây Nguyên/ Quét Huế Thừa Thiên. Đổ nhào Đà Nẵng/ Và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên/ Và Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang/ Lũ ngụy cuống cuồng rũ rượi một màu tang/ Cờ trắng” (Toàn thắng về ta - Tố Hữu);
Tản văn của họa sĩ LÊ ĐỨC BIẾT
Tháng 5 về, trong lòng mỗi người dân Việt lại nao nao nhớ Bác; vị cha già, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Trong tôi lại bồi hồi nhớ lại những lần được gặp Bác Hồ.
Tản văn của VŨ NGUYỆT KHÁNH PHƯỢNG
Lang thang trên triền đê chắn sóng một chiều mùa đông lạnh lẽo, cái lạnh se sắt tâm hồn khiến em không đủ can đảm mở tấm khăn trùm đầu để lắng nghe lời của biển. Chiều nay biển động. Từng con sóng vỗ vào bờ đá ào ạt, tức tưởi, chúng chồm lên như muốn lôi tuột chân người xuống để thỏa lòng giận dữ.
Tản văn của VŨ THÀNH
Trường Sơn Đông nắng, Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình
(Tố Hữu)
Có một con đường gắn liền với lịch sử dân tộc chống ngoại xâm. Gắn với bao nhiêu mối quan hệ tình sâu nghĩa nặng ba nước Việt, Lào, Căm Pu Chia. Mang bao nhiêu cái tên, tên nào cũng hùng tráng: Đường Trường Sơn, đường vận tải Quang Trung, đường Hồ Chí Minh, con đường Huyền thoại.
Tản văn của họa sĩ LÊ ĐỨC BIẾT
Tháng 7-1966
Học hết chương trình năm thứ 6 trung cấp 7 năm tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Cuối khóa nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi thâm nhập thực tế để hoàn tất chương trình nằm trong giáo án và tạo điều kiện cho chúng tôi cọ xát với thực tế.
NGÔ MINH
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển là "tư lệnh" Việt Nam trong 14 phiên trường kỳ đàm phán kéo dài 11 năm, trực tiếp là 8 năm 2 tháng và 26 ngày ròng rã. Công lao và tâm huyết đó nhất định sẽ được lịch sử ghi nhận.
Tản văn của THÚY HOÀNG
Mơ một lần bỏ phố thị, ta tìm về Cúc Phương, về với vẻ nguyên sơ của núi rừng. Cuối đông, tiết trời còn se sắt, Cúc Phương vẫn khoác trên mình chiếc áo thiên nhiên xanh mát. Và khi những hạt mưa xuân bắt đầu lắc rắc, sườn núi trắng mờ huyền ảo, cỏ cây láng bóng mỡ màng, là lúc bà con dân tộc Mường háo hức tới chợ sắm Tết.
Tản văn của BÌNH NGUYÊN
Lần đầu trong đời tôi được thấy hoa ban, đó là lần đầu lên Tây bắc. Hoa ban, hoa ban trời ơi, sao mà đẹp. Qua Mã Đức, Mai Châu, bắt đầu chớm đốc Pha Đin là bắt gặp một mầu hoa trắng bạt ngàn thấp thoáng trong sương. Dọc con đường uốn lượn, mầu ban trắng đục trắng mờ lúc ẩn, lúc hiện, nối dài theo trập trùng dốc núi.
MAI HƯƠNG
Mùa Xuân mới 2019 đang nhóm sắc thắm khắp muôn nơi, Tết cổ truyền Kỷ Hợi đang về xum vầy với mỗi mái ấm gia đình, rạo rực trong lòng người với biết bao dự cảm tốt lành, niềm tin và khát vọng.