Thứ sáu, 04/10/2024

“Ode to Joy” của Beethoven vang lên trong thời kỳ khủng hoảng corona

Chủ nhật, 29/03/2020

Ở Italy, kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, mọi người đều hát ca và chơi nhạc trên các khung cửa sổ và bao lơn. Giờ đây Đức cũng học cách làm này với giai điệu nổi tiếng của Beethoven.

 

“Ode to Joy” của Beethoven vang lên trong thời kỳ khủng hoảng corona

Việc người Ý chơi nhạc ngay từ ban công nhà mình đã gợi ý cho người Đức làm theo.

Trong những ngày gần đây, tại Cologne, quảng trường Pauliplatz và đường phố xung quanh nó bình thường đông đúc và rộn ràng đã trở nên vắng vẻ và im lặng – không có trẻ em chơi đùa, thậm chí không có bóng dáng ô tô mà chỉ có một vài người đi bộ. Ngay cả những con chim dũng dường như trong trạng thái bị cách ly. Tuy nhiên vào tầm 6 giờ chiều chủ nhật, một vài khuôn cửa quanh đó mở ra.

Người ta bất ngờ nghe thấy những nốt nhạc đầu tiên từ một chiếc kèn horn, sau đó là sáo, clarinet. Một chiếc violin và một chiếc double bass cũng bắt đầu hòa vào âm thanh chung từ bên kia quảng trường. Đó chưa phải là một dàn nhạc hoàn chỉnh nhưng cũng gần như vậy. Những người không thể chơi bất cứ nhạc cụ nào thì đơn giản là hát theo giai điệu của chương cuối bản giao hưởng số 9 của Ludwig van Beethoven, phổ một bài thơ của Friedrich Schiller. “Không ai  mong đợi một sự kiện âm nhạc hoàn hảo! Hãy để nó có mọi thứ” trở thành khẩu hiệu của chiến dịch “Những nghệ sĩ âm nhạc vì nước Đức” do nhiều hiệp hội âm nhạc Đức tổ chức.

Âm nhạc vòng quanh Đức

Như ở Cologne, âm nhạc đã vang lên khắp nướ Đức vào tối ngày chủ nhật bởi duyên cớ đặc biệt. Tại Stuttgart, các nghệ sĩ trong dàn nhạc của thành phố đã tham gia hoạt động này, cũng như những đồng nghiệp ở Freiburg, nơi những thành viên của dàn nhạc Freiburg Baroque Orchestra đã nhận được những tràng vỗ tay của những người dân ở những ngôi nhà xung quanh sau buổi trình tấu ở sân sau nhà hát. 

Tại Berlin, các nghệ sĩ từ Nhà hát Berlin State Opera đã biến các bao lơn nhà hát thành sân khấu. “Khi không thể có những màn trình diễn opera và các buổi hòa nhạc với khán giả như thôn thường, chúng tôi phải tìm đến những cách khác”, giám đốc âm nhạc Stuttgart Cornelius Meister nói. Nhiều màn trình diễn âm nhạc trên toàn đất nước đã được quay lại và chia sẻ rộng rãi trên internet suốt dịp cuối tuần.

Âm nhạc chống lại COVID-19

Rất lâu trước khi khủng hoảng corona bao trùm ảnh hưởng ở châu Âu thì mọi người cũng biết rằng âm nhạc có thể có sức mạnh chống lại nỗi cô đơn và sự sa sút tinh thần. Nhưng ở Italy, nơi phải hứng chịu những thảm khốc nhất của đại dịch trong vài tuần trở lại đây, một kỷ nguyên mới của âm nhạc cho công chúng đã được bắt đầu. Sự kiện trên toàn quốc “Flash mob sonoro” (Flash Mob âm thanh) mời các nghệ sĩ và người yêu âm nhạc, dù biết chơi nhạc hay không, trình diễn cùng nhau.

Giờ đây Đức lại hưởng ứng điều đó: chiến dịch “Những nghệ sĩ âm nhạc vì nước Đức”do nhiều hiệp hội âm nhạc Đức khởi xướng, nhận được sự ủng hộ của hàng trăm nghệ sĩ chuyên nghiệp lẫn không chuyên khắp đất nước.

Một lời kêu gọi trên mạng xã hội cho một “flash mob âm nhạc” đã được đưa ra. Mọi thứ nhanh chóng lan truyền với nhiều bản nhạc được tải xuống từ trang web cung cấp. Mọi người hát và chơi nhạc từ cửa sổ nhà minh, từ các ban công và thậm chí là cả các bảo tàng, đem đến một  ý nghĩa về cộng đồng trong những thời điểm sự cô lập gia tăng.

Tại sao lại là nhạc của Beethoven?

Sự lựa chọn tác phẩm âm nhạc để trình diễn là tính biểu tượng của nó. Tác phẩm của Beethoven và Schiller kêu gọi tình hữu ái và đoàn kết đã trở thành quốc ca EU và nay lại càng trở nên thích hợp hơn. “Đây là một ý tưởng vĩ đại để bắt kịp người Ý và chơi Ode to Joy cùng nhau”, Malte Boecker, giám đốc Bảo tàng Beethoven ở Bonn và là giám đốc nghệ thuật của Beethoven Anniversary Society, nói. “Với sự sáng tạo, văn hóa giờ đang phá vỡ một nền tảng mới”.

Âm nhạc cũng được chơi trong bảo tàng Beethoven vào ngày chủ nhật. Peter Materna, giám đốc Jazzfest Bonn, chơi saxophone trong khi những người làm trong bảo tàng hát vang tư nhiều căn phòng và cửa số phòng làm việc. 

Thậm chí, Beethoven còn mang mọi người đến với nhau một lần nữa, ngay cả khi lời của bài ca “Hãy ôm lấy nhau, hàng triệu người” không thể thực hiện ngay ở thời khắc này. 

Tô Vân

Nguồn: Tia Sáng

Bài viết khác