Thứ ba, 07/05/2024
Văn hóa

Phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trở thành điểm đến hấp dẫn và ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ hai, 27/11/2023

PGS.TS NGUYỄN THỊ SONG HÀ
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Đã từ lâu du lịch được coi là một ngành kinh tế - xã hội có tính phổ quát toàn cầu, nó được mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói”, “là con gà đẻ trứng vàng”, hay ngành “xuất khẩu tại chỗ” đem lại của cải, vật chất và nhiều lợi ích cho quốc gia. Với mục tiêu đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển xanh, bền vững, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm, chỉ đạo và tạo nhiều cơ chế để du lịch phát triển và trên thực tế ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Chùa Quảng Công và phái Tào Động ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Thứ hai, 06/03/2023

TS. ĐINH VĂN VIỄN

Chùa Quảng Công hiện ở thôn Quảng Công xã Yên Thái, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Trong sách Lịch sử Phật giáo Ninh Bình (Nxb Tôn giáo, xuất bản năm 2017) không hề nhắc đến ngôi chùa này.

Phức cảm "Cua" trong nhân cách văn hóa xã hội

Thứ năm, 23/02/2023

NGUYỄN VĂN SƠN

Nghiên cứu tâm lí học tộc người và tâm lí tộc người ở Việt Nam nói chung và trong học giới nói riêng còn rất hạn chế.

Tục đầu năm của người Việt

Thứ năm, 23/02/2023

PHẠM THỊ NHU

Có nhiều phong tục, lễ nghi được người dân gìn giữ từ đời này qua đời khác với hy vọng đem lại sự may mắn, tài lộc cho gia đình vào dịp tết Nguyên đán. Trong đó, tục "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" của người Việt mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Ninh Bình đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Thứ tư, 22/02/2023

NGUYỄN NGỌC QUỲNH

Trong mỗi giai đoạn phát triển, tỉnh Ninh Bình luôn có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện thực tế, trong đó du lịch luôn được xác định là lĩnh vực ưu tiên, cần khơi thông để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Năm Dần nói chuyện hổ

Thứ hai, 21/02/2022

LÊ HỮU CHƯ

Hổ là loài thú ăn thịt, cùng với báo, sư tử thuộc họ mèo. Hổ có nhiều tên gọi khác nhau: hùm, beo, cọp, khái… là một trong nhóm “tứ linh” nên được phụng thờ và thường được gọi bằng ông “ông hổ, ông ba mươi”… Trong rừng thoảng hơi hổ, vẳng tiếng hổ là mọi vật đều hoảng hồn. Thế mới nói: “Hổ là chúa sơn lâm”. Hổ sống độc thân ở những khu rừng già vùng nhiệt đới trên khắp toàn cầu.

Không gian văn hóa làng Đàm Xá

Thứ hai, 20/12/2021

Th.S NGUYỄN CAO TẤN

Đàm Xá – quê hương của Thiền sư Nguyễn Minh Không - một trong những không gian văn hóa - lịch sử - tâm linh đặc thù của đất Ninh Bình. Đây là điểm hội tụ đặc biệt của tự nhiên cũng như những nhân vật lịch sử, mà vận mệnh của họ gắn liền với biến cố, khúc ngoặt của thời cuộc. Vì vậy, bài viết tập trung làm rõ diện mạo, cảnh quan tự nhiên của Ninh Bình nói chung và Điềm Xá nói riêng, những đặc điểm về không gian đó thường gắn liền với các địa danh, di tích và sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam. Từ những dữ kiện về tự nhiên, lịch sử, con người… đó, mà rút ra những đặc trưng/đặc điểm của không gian văn hóa Đàm Xá, quê hương của thiền sư/quốc sư triều Lý.

Tòa nhà đá độc đáo ở Ninh Bình

Thứ hai, 02/08/2021

LÃ ĐĂNG BẬT 

Tòa nhà đá này tọa lạc ở thôn Tuân Cáo, xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư, gần bến thuyền Tam Cốc, thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, thuộc vùng đệm quần thể Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Tràng An – Tam Cốc – Bích Động.

Tác phẩm nghệ thuật "Tứ linh" độc đáo lưu giữ tại Bảo tàng Ninh Bình

Thứ hai, 02/08/2021

PHẠM THỊ NHU 

Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, sưu tầm bảo quản và trưng bày phát huy giá trị lịch sử của hiện vật. Hiện vật là ngôn ngữ của bảo tàng, là cơ sở cho mọi hoạt động của bảo tàng, không có hiện vật thì không có bảo tàng, không có trưng bày bảo tàng và các hoạt động khác của bảo tàng. Vậy hiện vật vừa là trung tâm, vừa là điểm xuất phát của bảo tàng.

Ngũ Lĩnh sơn, tam Thủy đế, đất linh người tài

Thứ năm, 01/07/2021

MAI ĐỨC HẠNH

Ninh Bình là cửa ngõ phía Nam của đồng bằng Bắc bộ, diện tích không thật lớn, dân số không thật đông nhưng bởi có “Ngũ Lĩnh sơn, Tam thủy đế” - đất linh, sinh người tài giỏi, làm nên vẻ đẹp lạ thường, muôn người muốn chiêm ngưỡng, thế giới tôn vinh kì quan giáng trần.

Văn bia Kim Sơn đề cao đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với những người khai dân lập ấp

Thứ hai, 07/06/2021

ĐẶNG CÔNG NGA 

Nói đến Kim Sơn là người ta nghĩ ngay tới vùng đất tân bồi mới được thành lập đầu thế kỷ XIX, và người có công đầu là Nguyễn Công Trứ. Bài viết này chúng tôi giới thiệu một vấn đề văn bia ở Kim Sơn ghi nhận công lao không chỉ Dinh điền sứ Nguyễn Tiên công mà cả một đội ngũ đông đảo các chiêu mộ, nguyên mộ cùng đông đảo nông dân tập hợp dưới cờ Dinh điền sứ mở đầu cuộc khẩn hoang, khai dân lập ấp để rồi những ấp lý trại ban đầu đó đã trở thành các làng xã trù mật ngày nay.

 

Tiếng loa quê thuở nào

Thứ tư, 02/06/2021

NGUYỄN QUANG HẢI

Tiếng loa từ mỗi làng quê đất Việt tự lâu đời đã có. Thuở xa xưa, tiếng loa của sứ giả triều đình đi loan truyền tới bàn dân thiên hạ về quốc gia đại sự cần kíp, thời sự nóng hổi, nước sôi lửa bỏng chẳng hạn như đất nước đang cơn họa ngoại xâm. Khi ấy, tiếng loa truyền vang vọng lời kêu gọi nhân tài ra giúp nước, hiệu triệu đồng bào mau vùng lên tụ nghĩa để đánh giặc. Rồi tiếng loa báo tin thắng trận, giặc tan, non sông xã tắc thái bình.

Diện mạo Kinh đô Hoa Lư qua việc tìm hiểu các hiện vật khảo cổ

Thứ ba, 27/04/2021

NGUYỄN XUÂN KHANG 

Nghiên cứu về các Kinh đô cổ (Cố đô) của Việt Nam, Kinh đô Hoa Lư có những đặc trưng đặc biệt. Đây vừa là Kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở nước ta, vừa là Kinh đô mang tính chất một “quân thành” độc đáo, bề thế và mang tính chiến lược.

Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ bảo vật Quốc gia đầu tiên của Ninh Bình

Thứ tư, 07/04/2021

VŨ THỊ THU 

PGĐ Bảo tàng tỉnh Ninh Bình 

Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ (gọi theo chữ Hán là Thạch trụ Nhất Trụ tự (石柱壹柱寺) nằm ở phía bên trái trong khuôn viên chùa Nhất Trụ, thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt - Khu di tích Lịch sử và Kiến trúc Nghệ thuật Cố đô Hoa Lư). Chùa Nhất Trụ được xây dựng dưới thời vua Lê Đại Hành.

Quan hệ cha mẹ và con cái trong tục ngữ người Việt xưa và vấn đề của hôm nay

Thứ tư, 12/08/2020

ĐỖ THỊ BẢY

Tục ngữ là một thể loại của văn học dân gian. Nó là những câu nói, có vần, điệu hình ảnh, khái quát kinh nghiệm đời sống của người lao động.

Kinh đô Hoa Lư, kinh thành đá độc đáo duy nhất quân thành vững chắc của nước Nam Việt

Thứ tư, 22/07/2020

LÊ DOÃN ĐÀM 

Sau khi Ngô Quyền theo Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán (931) Ngô Quyền với danh nghĩa là bộ tướng và là con rể của Dương Đình Nghệ đã sớm trở thành ngọn cờ quy tụ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, tập hợp lực lượng tiêu diệt kẻ phản trắc Kiều Công Tiễn.

Minh Đỉnh danh lam tâm linh và huyền thoại

Thứ năm, 02/07/2020

MAI ĐỨC HẠNH 

Nói Trường Yên là nói đến cõi đất, cõi người, miền đất cổ phủ Trường An ven núi phía tây bắc, cuối dải Trường Sơn chạy suốt từ Sơn La - Hòa Bình về vươn ra đến lợi nước Nga Sơn (Thanh Hóa) với cửa Thần Phù ở phía tây nam mà sử và dân gian đều gọi là Tam Điệp Sơn và sông Hát Môn (sông Đáy) chạy từ Sơn Tây vào Ninh Bình ở Kiểm Lộng (Kẽm Trống), xuôi tận cửa Đáy (xã Kim Đông, Kim Sơn), chia ra đông bắc (Nam Định) – tây nam (Ninh Bình).

Núi Dục Thúy, ngôi nhà bảo tàng thiên tạo lưu giữ văn thơ

Thứ hai, 04/05/2020

LÃ ĐĂNG BẬT

I. Dục Thúy – Núi Lịch sử.
Đến thành phố Ninh Bình, du khách sẽ ngẩn ngơ trước vẻ đẹp kỳ thú của hòn núi đá nghênh bóng chênh vênh, lặng lẽ soi mình bên bờ giữa ngã ba sông Đáy - sông Vân. Đó là núi Dục Thuý (núi Non Nước), tạo nên vẻ huyền diệu, sơn thuỷ hữu tình của thành phố.

Mùa xuân tìm hiểu lịch của người Mường ở Ninh Bình

Chủ nhật, 09/02/2020

NGUYỄN QUANG HẢI

Ở Ninh Bình, bên cạnh người Kinh chiếm đại đa số thì có khoảng trên 15 ngàn đồng bào người Mường cư trú, chủ yếu trong 7 xã thuộc huyện Nho Quan. Xã có nhiều người Mường nhất là xã Thạch Bình. Có thể từ thời cổ xưa, những vùng đất có người Mường cư ngụ ở huyện Nho Quan đều thuộc khu vực rừng cổ nguyên sinh Cúc Phương rộng lớn.

Cô Bơ Thoải trong tâm thức dân gian

Thứ năm, 16/01/2020

NGUYỄN QUANG HẢI 

Từ thuở xa xưa, ở Việt Nam đã hình thành, lưu tồn qua nhiều đời tín ngưỡng dân gian sâu đậm, phổ biến về tam phủ hoặc là tứ phủ. Tín ngưỡng về tam phủ hay tứ phủ cũng được dân gian gọi là “Đạo tự nhiên”.

Cửa biển Thần Phù xưa và nay

Thứ ba, 10/12/2019

LÃ ĐĂNG BẬT 

            Cửa biển Thần Phù xưa
            Phía đông nam của tỉnh Ninh Bình xa xưa là biển cả. Tại đây có cửa biển gọi là Thần Đầu. Biết tên “Thần Đầu” vì Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) là danh sĩ thời Trần có bài thơ: “Chiều hôm đậu thuyền ở cửa biển Thần Đầu” (Thần Đầu cảng khẩu vãn bạc) và ngọn núi nhô ra biển cũng gọi là núi Thần Đầu.

Di sản văn hóa làng Côi Trì

Thứ hai, 09/12/2019

ĐINH VĂN VIỄN 

Làng Côi Trì hiện nay thuộc xã Yên Mỹ huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú như đình, chùa, lễ hội, văn bia, văn học,… Di sản văn hóa của làng Côi Trì có giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị giáo dục to lớn, là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy Côi Trì phát triển.

Chinh phục sông nước, lấn biển làm giàu, người NInh Bình xây đời sống mới

Thứ hai, 07/10/2019

MAI ĐỨC HẠNH 

Do đặc điểm địa lí, mỗi năm Ninh Bình tiến ra biển từ 80 đến 100 mét. Vì vậy, tiến trình phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người Ninh Bình là quá trình phấn đấu bền bỉ khai phá đất hoang, lập làng, mở rộng đất đai về phía biển theo phương châm: "Lúa lấn cói, cói lấn biển" ngày càng thiết thực và hiệu quả.

Thần phả Lưỡng vị Tướng quân thời Đinh ở chùa Yên Khoái Thượng, xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình

Thứ ba, 25/06/2019

ĐỖ VĂN CHUYẾN

Tài liệu do Đông Các, Hàn Lâm Đại học sỹ Nguyễn Bỉnh Khiêm phụng soạn. Đến triều vua Vĩnh Hựu, năm thứ tư (tức là năm 1741), vào mùa xuân, ông Nguyễn Ngọc Quang (Chưa biết chức vụ và quê quán của ông này) phụng tả. Đồng thời theo truyền thuyết dân gian trong vùng, thẩn tích chùa Yên Khoái, còn gọi là Hoa Yên tự, được ghi chép như sau:

Tìm hiểu vị thế của nhà nước Đại Cồ Việt qua di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Trò diễn Xuân Phả"

Thứ ba, 25/06/2019

 VŨ THANH LỊCH

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình

Nói về sự kiện ra đời của nhà nước Đại Cồ Việt vào thế kỷ X, sách Lịch triều hiến chương loại chí viết: “Xét nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc, nhưng danh hiệu còn nhỏ không được dự vào hàng chư hầu triều hội…

Tập tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam

Thứ năm, 14/03/2019

LÊ DOÃN ĐÀM

Trong các tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, “Thờ Cúng Tổ Tiên” là một loại tín ngưỡng Cổ truyền phổ biến bao trùm của người Việt Nam.

Dấu ấn kinh đô xưa

Thứ ba, 06/11/2018

 NGUYỄN QUANG HẢI