Họp báo Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, năm 2025 tại Ninh Bình
Sáng 6/2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình họp báo tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, năm 2025.
Tấm vé sum vầy
Truyện ngắn của VŨ THỊ HUYỀN TRANG
Tháng Chạp ùa về bằng đợt không khí lạnh. Ngoài đồng lúa còn chưa kịp bén rễ, trong chuồng lũ gà con chim chíp nép vào ngực mẹ. Bà Ân giục chồng quây thêm tấm bạt vào chuồng trại cho vật nuôi đỡ rét. Tối nào cũng vậy, khi xong xuôi mọi việc bà hay ngồi bấm ngón tay tính toán. Ông nhà hỏi có gì mà ngày nào bà cũng bấm ngon tay? Ờ thì… tính xem còn mấy ngày nữa thì tết. Tính xem còn bao nhiêu khoản nợ mua bán lặt vặt trong năm cần phải trả. Tính xem ngày hai mấy tết nên kéo cá đồng. Tính xem tết này nên gói mấy cân gạo bánh, cần phải mua bán những gì. Tết mà, thiếu gì thứ phải tất bật lo toan. Bao nhiêu năm nay chỉ có cánh đàn ông là được thong thả, ít phải lo mấy chuyện bán mua. Ông Tâm dẹp gọn bộ cờ tướng sang một bên, rít một hơi thuốc lào, phả khói mù mịt ngoài sân. Ông thở dài bảo:

“Rồng mây gặp hội”
Truyện vui thành ngữ, tục ngữ về Rồng của ĐỖ XUÂN THU
Năm vừa rồi đối với tôi là năm “rồng mây gặp hội”. Lúc đó, đang giữa tháng sáu, tôi như “rồng kẹt đá”, “rồng ngóng mưa” cắn bút làm thơ. Bí rị, tắc tị, tôi loay hoay “vẽ rồng vẽ rắn” để hoàn thành một bài báo sếp giao cho ngày 21-6 thì nàng đến. Tôi ngây ra ngắm nàng. Người đâu mà xinh thế không biết? Tơ tưởng về nàng từ lâu rồi, thầm yêu trộm nhớ nàng lâu rồi mà tôi nào dám nói. Đúng là “mưa tháng sáu máu rồng”. “Rồng đến nhà tôm” thật rồi! Cái thân tôi, “người cóc mồm rồng”, “ăn rồng cuốn, nói rồng leo, làm mèo mửa”, đôi lúc tự ti “chó cỏ, rồng đất” đâu dám mơ nàng tới thăm. Vậy mà hôm nay, tự nhiên nàng lại tới. “Đẹp như tiên sa” thế kia cơ mà bảo sao mà tôi không ngỡ ngàng, hồi hộp được?
Mùa đông
Truyện ngắn của PHẠM LÊ YẾN NHI
(Lớp 6, trường THCS Trương Hán Siêu - TP Ninh Bình)
Ngày xửa, ngày xưa ở trong một khu rừng nọ - nơi muôn vàn loài thú sống cùng nhau vô cùng hạnh phúc, có hai người bạn Gấu và Thỏ rất thân thiết với nhau như hình với bóng. Gấu có thân hình to lớn cùng với bộ lông màu nâu vô cùng mạnh mẽ. Thỏ lại có thân hình nhỏ bé với bộ lông màu trắng dễ thương. Ngày qua ngày, đôi bạn thân cùng chơi, cùng ăn, cùng giúp đỡ lẫn nhau. Một ngày nọ, khi muôn thú tập trung để họp bàn cho mùa đông sắp tới thì bỗng tuyết rơi, trời cũng bắt đầu lạnh, các loài liền nhanh chân chạy vào trong hang gần đó. À! Thì ra năm nay mùa đông đến sớm hơn so với mọi khi. Trưởng lão Sư Tử lo lắng nói:
Vươn ra biển
Ảnh của TUẤN PHƯƠNG (Nguồn TCVNNB số 287+288 - 12/2023)
Tác phẩm đạt B Giải thưởng hằng năm của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2023; Giải Ba Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Ninh Bình năm 2023; Trưng bày cuộc thi và triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ II năm 2023
Văn học dân tộc thiểu số, miền núi nửa thế kỷ tiếp nối - phát triển
CAO DUY SƠN
Sau ngày đất nước thống nhất cùng những thay đổi về kinh tế, xã hội, văn học các dân tộc thiểu số, miền núi cũng đã có bước tiến đáng ghi nhận. Từ kháng chiến chống Pháp tới chống Mỹ xuất hiện các tác giả, tác phẩm tiêu biểu đóng góp cho nền văn nghệ cả nước.
Cổng làng - Nét đẹp văn hoá chốn quê
VŨ VĂN LÂU
“Làng là một khối cư dân ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính thấp nhất trong hệ thống chính quyền xưa” (Theo từ điển Tiếng Việt năm 1992).
Khi đàn cò trở lại
Truyện ngắn của ROMAN IVANNYTCHOUK (Nga)
Đàn cò gồm những cặp đôi bay liệng trên dải đất của gia đình nhà Sémène. Chiếc cào mà Sémène đang gom rơm khô trong sân mỗi khi tuyết tan bỗng rời tuột khỏi tay, ông quan sát bầu trời hồi lâu, phóng to tầm mắt về phía chân trời như tìm kiếm nhận dạng đàn chim, chắc thế nào cũng sẽ có một vài con quay trở lại dải đất nhà ông khi chúng giã từ xứ sở nóng bức để tìm về chốn cũ. Bầy chim xuất hiện lần này, chúng bay thành vòng tròn chao liệng nhiều lần trên đỉnh núi, rồi sau đó lặng lẽ hạ cánh xuống khu đất phía sau ngọn núi của làng.